Tỏi là một trong những gia vị quen thuộc dùng để nấu ăn, không những làm tăng hương vị món ăn mà tỏi còn có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nên chọn ăn tỏi sống hay tỏi nấu chín sẽ tốt hơn?
Tỏi là một trong những gia vị quen thuộc dùng để nấu ăn, không những làm tăng hương vị món ăn mà tỏi còn có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nên chọn ăn tỏi sống hay tỏi nấu chín sẽ tốt hơn?
Tỏi nên ăn sống hay ăn chín tốt hơn?
Thông thường khi ăn tỏi, chúng ta cần phải đập dập hoặc nghiền nát, và để trong không khí khoảng 10 - 15 phút mới ăn. Nguyên nhân là vì trong tỏi không có allicin tự do. Chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra allicin. Nếu tỏi chưa băm nhuyễn đem đi nấu thì enzyme sẽ mất tác dụng, không phóng thích ra allicin. Nếu nấu ăn với tỏi băm nhuyễn, hàm lượng allicin được giữ lại là 60%. Tuy nhiên, nếu muốn thu được hiệu quả tốt nhất thì người dùng nên ăn tỏi sống băm nhuyễn.
Tỏi đã nấu chín hay tỏi sống vẫn chứa các chất giúp chống ô-xy hóa để bảo vệ chúng ta khỏi tác động tiêu cực của gốc tự do. Song, ăn tỏi sống ( tỏi tươi) vẫn tốt hơn
Sử dụng tỏi 10 – 15 phút sau khi băm nhuyễn
Như đã nhắc ở trên, tỏi nên được để ngoài không khí từ 10 – 15 phút rồi mới sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người đã tiết kiệm thời gian bằng cách tranh thủ băm tỏi trong quá trình nấu nướng. Sau khi băm thì tiến hành nấu ngay lập tức.
Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo đây là phương pháp hoàn toàn sai lầm. Allicin trong tỏi chỉ phát huy được những công dụng tuyệt vời của mình sau khi để ngoài không khí trong khoảng thời gian nhất định. Lúc này, enzym ở trong không khí có thể tăng cường các khoáng chất có ích trong tỏi.
Khi nghiền và đập dập tỏi sống sẽ tiết ra một enzyme gọi là alliinase, dẫn đến sự hình thành allicin.Tác dụng của tỏi:
- Chống lại các bệnh về tim mạch
- Làm giảm đường huyết
- Giảm nguy cơ ung thư
- Tác dụng kháng sinh
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Hỗ trợ chống nhiễm độc chất phóng xạ
Nguyên nhân là tỏi có khả năng đẩy mạnh việc thải trừ và giảm lượng tích tụ của những chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ giải độc nicotin mạn tính. Hàm lượng vitamin (A, B, C, D,…) và khoáng chất (i-ốt, can-xi,…) trong tỏi cũng rất cao. Chất diệt khuẩn allicin vô cùng mạnh mẽ đã biến tỏi trở thành vị thuốc kháng sinh tự nhiên đáng quý.
Sử dụng tỏi ngâm giấm hoặc đường cũng rất tốt do trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng lên.Những ai không nên ăn tỏi?
- Người có lá lách và dạ dày yếu hoặc gặp các vấn đề tiêu hóa như: viêm ruột, tiêu chảy không nên ăn nhiều tỏi, bởi nó sẽ gây kích thích dạ dày, làm niêm mạc ruột bị tắc nghẽn, dẫn đến phù nề nặng hơn.
- Người đang đói không nên ăn tỏi: Allicin – chất kháng sinh tự nhiên có nhiều trong tỏi có khả năng gây nóng dạ dày, khiến người ăn bị nóng trong bụng khi ăn tỏi lúc đói. Lâu ngày, hiện tượng loét dạ dày có nguy cơ xuất hiện cao. Chính vì vậy, đừng bao giờ ăn tỏi khi đói. Ngoài ra, bạn cần kết hợp tỏi với các thực phẩm khác để tránh những tác dụng phụ tiềm ẩn của tỏi.
- Những người xuất hiện các triệu chứng dị ứng với tỏi hoặc cảm thấy khó tiêu thì nên tránh ăn loại thực phẩm này. Đó là khi bạn bị chướng bụng, đầy hơi, ợ nóng,… Đối với một số trường hợp dị ứng nặng, ăn tỏi cũng sẽ đe dọa đến tính mạng.
- Người đang điều trị bệnh về mắt: Tỏi là thực phẩm có vị cay, không tốt cho mắt nếu ăn trong thời gian dài. Các món ăn từ tỏi, và đặc biệt là tỏi sống thì không nên nằm trong thực đơn của người đang điều trị bệnh mắt. Tương tự, người có bệnh mắt cũng nên kiêng các thực phẩm cay khác.
- Người có bệnh về gan, thận không nên ăn tỏi: Tỏi có công dụng kháng khuẩn tuyệt vời, nhưng lại vô hiệu với virus viêm gan, thận. Ngược lại, vị cay và tính nóng trong tỏi còn có khả năng kích thích rất mạnh, có hại cho dạ dày lẫn đường ruột. Người có bệnh gan, nhất là những ai nóng gan, cần phải tránh xa tỏi để khỏi bị tổn thương.
Người bệnh gan sẽ xuất hiện triệu chứng buồn nôn khi ăn tỏi vì thực phẩm này ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể. Việc ăn tỏi còn làm giảm hemoglobin, gây thiếu máu, không tốt cho những ai đang trị bệnh về gan, thận.
Những thực phẩm kỵ với tỏi:
- Thịt gà: Nếu nấu tỏi chung với thịt gà, món ăn sẽ dẫn đến kiết lỵ.
- Cá trắm: Đừng dùng cá trắm chung với tỏi, món ăn này sẽ gây chướng bụng, khó tiêu.
- Thịt chó: Tương tự cá trắm, dùng món ăn có thịt chó và tỏi sẽ bị khó tiêu.- Trứng: Tỏi và trứng là hai thực thẩm không nên kết hợp với nhau, dù có trường hợp ăn vào cũng không sao nhưng bạn nên chú ý hạn chế để tránh gây độc.Ăn tỏi bao nhiêu là đủ?
Bạn cần chú ý khí hydrogen sulfide có trong tỏi với hàm lượng nhiều sẽ trở thành chất độc. Chính vì vậy, ăn quá nhiều tỏi tươi cũng không tốt cho cơ thể chúng ta. Các chuyên gia khuyến cáo một tép tỏi mỗi ngày là lượng vừa đủ.
Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10g tỏi là hoàn toàn vô hại.Tỏi nấu chín ở nhiệt độ vừa đủ
Ít ai biết tỏi được phi ở nhiệt độ quá cao sẽ khiến công dụng của loại gia vị này biến mất. Allicin – chất tốt nhất trong tỏi sẽ bị vô hiệu hóa và sức đề kháng của cơ thể sẽ không được cải thiện.
Chính vì vậy, tỏi nên được nấu với lửa nhỏ, đảo nhanh trong khoảng 15 phút thì sẽ giữ được những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Để khử mùi hôi khó chịu khi ăn tỏi, bạn có thể uống một cốc trà ấm hoặc súc miệng ngay bằng nước chè xanh sau bữa ăn khoảng nửa tiếng để giữ hơi thở thơm tho
Ăn tỏi sống có lợi vì chất allicin có thể được xem là chất kháng sinh tự nhiên có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn trong khoang miệng.