Những người nghi ngờ từng tiếp xúc thủy ngân, nếu không có triệu chứng rõ ràng, nên vệ sinh cơ thể, rửa tay, đánh răng thật kỹ.
Những người nghi ngờ từng tiếp xúc thủy ngân, nếu không có triệu chứng rõ ràng, nên vệ sinh cơ thể, rửa tay, đánh răng thật kỹ.
PGS.TS Trương Vĩnh, Trưởng bộ môn Công nghệ hóa học, Đại học Nông Lâm TP.HCM, cho biết thủy ngân là chất dễ bay hơi. Do đó, vụ cháy lớn có thể làm phân tán thủy ngân ra ngoài.
“Thủy ngân là chất rất độc, trên 80% trường hợp bị nhiễm lây qua đường hô hấp. Chúng sẽ phân tán trong cơ thể trong vòng 30 giờ sau khi hít phải”, PGS Vĩnh thông tin.
Còn theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM, đơn vị này chưa ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm độc thủy ngân nguy hiểm. Tuy nhiên, bác sĩ Dũng cho biết độc chất dimethyl thủy ngân rất nguy hiểm, chỉ vài microlit (µm) rơi vào da có thể gây tử vong.
Hàng nghìn bóng đèn huỳnh quang bị vỡ, cháy rụi sau vụ hỏa hoạn. Ảnh: Việt Linh. |
Bác sĩ Nguyễn Duy Khương, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM - cho biết thủy ngân được chia thành 3 loại. Căn cứ từng loại mà nạn nhân tiếp xúc, các bác sĩ sẽ có biện pháp xử trí, điều trị khác nhau:
- Ngộ độc thủy ngân nguyên chất: Khi nạn nhân vô tình uống thủy ngân nguyên chất, độc tố sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể. Các bác sĩ phải phẫu thuật lấy ra để giúp bệnh nhân tránh bị thủng ruột và tử vong.
- Ngộ độc thủy ngân vô cơ (khi thủy ngân kết hợp một chất kiềm hoặc axit khác): Thông thường, nạn nhân sẽ hít phải không khí chứa thủy ngân. Dòng thủy ngân sẽ gây triệu chứng toàn thân khiến nạn nhân bị suy hô hấp, ngưng tim. Lúc này, các bác sĩ sẽ hỗ trợ bệnh nhân ổn định hô hấp, sau đó tiến hành súc toàn bộ phổi hoặc lọc máu để đưa thủy ngân ra ngoài.
“Trước khi tiến hành các biện pháp chữa trị, bệnh nhân phải được vệ sinh cơ thể thật kỹ. Trong quá trình cấp cứu, chất độc từ bệnh nhân có thể lây cho nhân viên y tế”, bác sĩ Khương nói.
- Ngộ độc thủy ngân hữu cơ: Nạn nhân thường có các biểu hiện như ngộ độc mạn tính, suy giảm trí tuệ. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành ổn định hô hấp và sử dụng các loại thuốc hỗ trợ, đẩy thủy ngân ra ngoài.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm độc thủy ngân như sốt, ớn lạnh, khó thở, lên cơn động kinh, co giật, khò khè, tiêu chảy, nôn ói dữ dội, rối loạn nhịp tim, nạn nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên môn để làm xét nghiệm và có biện pháp điều trị kịp thời.
Những người nghi ngờ từng tiếp xúc thủy ngân, nếu không có triệu chứng rõ ràng, có thể cố gắng loại bỏ bằng cách vệ sinh cơ thể, rửa tay, đánh răng thật kỹ. Nạn nhân có thể uống than hoạt tính hoặc uống thuốc nhuận tràng để đào thải chất độc ra ngoài.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu Ung thư, City of Hope (Mỹ), khuyến cáo khi phơi nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm độc thủy ngân, nạn nhân cần được điều trị càng sớm càng tốt, do các tác động có hại của chất này lên cơ thể là không thể phục hồi được.
Với các đối tượng không có dấu hiệu bất thường, chuyên gia khuyến cáo cần sử dụng khẩu trang than hoạt tính khi di chuyển vào vùng nhiễm độc thủy ngân.
Đặc biệt, người dân nên cẩn trọng khi sử dụng nguồn nước, bởi sau cơn mưa, thủy ngân có thể nhiễm vào nguồn nước. Người dân có thể dùng nước đóng chai trong thời gian chờ kiểm nghiệm.
11/12 người xét nghiệm ở Bệnh viện Bạch Mai không nhiễm độc thủy ngân Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), kết quả thuỷ ngân máu của 11/12 người đến làm xét nghiệm là bình thường. |
Bích Huệ
nhiễm độc thủy ngân cách loại bỏ thủy ngân làm gì khi nhiễm độc thủy ngân chất độc thủy ngân nguy hiểm làm gì để loại bỏ thủy ngân