Mặc dù lực lượng chức năng của Thanh Hóa đã vào cuộc xử lý, nhưng thực trạng bẫy chim, cò trên khắp các cánh đồng ở TP Sầm Sơn và huyện Quảng Xương vẫn tái diễn, công khai.
Vào khoảng trung tuần tháng 9, báo VietNamNet đã đăng tải bài viết “Bẫy chim, cò trắng xóa trên khắp cánh đồng ở Thanh Hóa”.
Cụ thể, tại các cánh đồng dọc đường ven biển của TP Sầm Sơn, huyện Quảng Xương xuất hiện tình trạng nhiều người dân đặt bẫy, quây lưới bắt các loại chim trời.
Mùa bẫy chim bắt đầu từ đầu tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
Sau khi bài viết được đăng tải, Hạt kiểm lâm ven biển đã phối hợp với chính quyền địa phương, Quản lý thị trường, Trật tự đô thị xuống hiện trường phá dỡ các lều lán, thu giữ các loại bẫy, lưới, loa đài… để tiêu hủy.
Mặc dù đã bị cơ quan chức năng xử lý nhưng tình trạng bẫy chim, cò vẫn tái diễn
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV VietNamNet, chỉ ít ngày sau khi lực lượng liên ngành xuống xử lý, việc bẫy chim trời lại tái diễn, thậm chí quy mô hơn.
Một số người dân ở đây cho biết, sở dĩ họ vẫn làm nghề bẫy chim, cò là vì đang vào mùa cò, vạc ở khắp nơi bay về. Mỗi buổi tối một vị trí đặt bẫy cũng kiếm được vài con, có khi cả chục con cò, vạc, diệc. Mỗi con vạc có giá khoảng 100 nghìn đồng. Diệc có giá trị cao hơn, từ 400 đến 500 nghìn/con, nên những người đánh bẫy rất ham.
Ông Mai Ngọc Nhuần - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm ven biển Thanh Hóa cho biết, lực lượng kiểm lâm vẫn đang phối hợp với chính quyền địa phương để kiểm tra, chặt phá những điểm bẫy chim, cò thường xuyên.
Tính từ tháng 9 đến nay, đơn vị đã xử phạt hơn 30 triệu đồng đối với các trường hợp bẫy chim trời.
“Ngày 18/10, chúng tôi tiếp tục phát hiện và lập biên bản xử phạt thêm 2 trường hợp nữa”, ông Nhuần cho hay.
Cũng theo ông Nhuần, mặc dù lực lượng chức năng liên tục ra quân kiểm tra, xử lý, tuy nhiên chưa thể dứt điểm và đẩy lùi thực trạng trên. Lý do là chế tài xử phạt, răn đe không cao (mức cao nhất cũng chỉ 3 triệu đồng). Chính vì vậy, các trường hợp vi phạm sau khi bị xử phạt vẫn lén lút tái diễn.
Ông Nhuần cho biết, thực trạng tái diễn bẫy chim, cò cũng đang khiến lực lượng chức năng “bất lực”, bởi cứ xử lý, phá dỡ xong thì họ lại lén lút làm.
“Do mức phạt quá thấp nên người dân chấp nhận nộp phạt để tái diễn. Có những trường hợp còn cố tình đặt bẫy, giăng lưới cả ngày cả đêm để trêu ngươi lực lượng chức năng”, ông Nhuần chia sẻ.
Một số hình ảnh bẫy chim, cò ở Thanh Hóa:
Những con cò bị dính bẫy
Cò mồi bị buộc chân nên không thể bay nhảy
Những con cò mà người dân bẫy được
Do chế tài xử phạt quá thấp nên người dân bẫy cò không sợ lực lượng chức năng bắt
Lều để trực bẫy cò của người dân được làm rất công phu
Những con cò bị bắt
Một chú chim mồi
Cò bị dính bẫy được đưa lên bờ
Lực lượng chức năng thu giữ số tang vật của những người bẫy cò
Tính từ đầu tháng 9 đến nay, lực lượng chức năng đã xử phạt hơn 30 triệu đồng về hành vi bẫy chim trời
Bẫy chim, cò trắng xóa trên khắp cánh đồng ở Thanh Hóa
Những ngày qua, ở một số huyện, thành phố của Thanh Hóa xuất hiện tình trạng nhiều người dân đặt bẫy chim, cò trên khắp cánh đồng khiến nhiều loài chim bị tận diệt.
Người đàn ông có vườn chim quý, tỉnh lắp camera bảo vệ
UBND tỉnh Vĩnh Long quyết định lắp camera, xây rào bảo vệ vườn chim quý của ông Lê Văn Chìa ở xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn.
Người đàn ông 10 năm 'cưu mang' đàn chim trời giữa lòng Tây Đô
Hơn 10 năm qua, mỗi tháng ông Chương dành 3 triệu đồng từ tiền lời bán cây kiểng để mua thức ăn nuôi hơn 500 con chim trời giữa trung tâm thành phố Cần Thơ.
Bình luận